Thuốc giảm ho Thuốc_ho

Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.[3]:

Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Các thuốc giảm ho được chia làm hai loại:

Thuốc giảm ho ngoại biên

Làm giảm nhạy cảm của các thụ thể (receptor) gây phản xạ ho ở đường hô hấp.

- Thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các thụ thể cảm giác ở họng, hầu: glycerol, mật ong, các siro đường mía

- Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain.

Thuốc giảm ho trung ương

Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, như Codein, Pholcodin. Ngoài ra có những thuốc không gây nghiện như Dextromethorphan, Noscapin.

Thuốc giảm ho kháng histamin

Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H 1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần, như Alimemazin và Diphenhydramin.